Gà Bị Khò Khè

Nguyên Nhân Và Khắc Phục Gà Bị Khò Khè Tại Tổng Gà 88

Gà bị khò khè là một trong những triệu chứng thường gặp nhất đối với những chủ gà chiến của anh em. Tùy thuộc vào dấu hiệu và tần suất xuất hiện của triệu chứng mà ta sẽ có thể kết luận về bệnh và cách trị khác nhau. Bài viết sau đây, hãy cùng Tổng Gà 88 đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về triệu chứng này nhé!

Dấu hiệu của chứng Gà Bị Khò Khè

Gà bị khò khè không chỉ thay đổi về tiếng thở mà còn xuất hiện thêm những triệu chứng phổ biến khác nhau nữa. Một số dấu hiệu mà bạn có thể nhìn thấy dễ dàng nhất ở gà khi mắc phải chứng bệnh này như sau:

  • Gà không hoạt bát, hay ngồi im và ủ rũ: Khi xuất hiện triệu chứng này, tiếng khò khè sẽ xuất hiện ở mũi gà, khiến gà bị suy hô hấp dẫn đến khó thở. Và từ đó, lượng Oxy cung cấp cho gà để hoạt động bình thường cũng sẽ ít đi, cản trở việc gà trở nên ủ rũ hơn thường ngày. Đây chính là dấu hiệu xuất hiện thường xuyên nhất đối với triệu chứng này.
  • Gà bỏ ăn, ăn ít: Trong quá trình chăm sóc gà, nếu như anh em cảm thấy gà của mình thường xuyên bỏ ăn, biếng ăn thì có thể kiểm tra xem gà bị khò khè hay không. Trong trường hợp bạn phát hiện chú gà của mình bị khò khè thì có thể tiến hành chẩn đoán được ngay bệnh mà gà đang mắc phải và điều trị thật nhanh chóng.
  • Gà bị rụng lông: Nếu như bạn để ý thấy gà của mình đang bị tình trạng rụng lông, kết hợp thêm việc sụt cân, ốm yếu thì đó cũng chính là dấu hiệu cho thấy gà của bạn đang bị bệnh.
  • Phân gà có màu sắc bất thường: Cuối cùng, khi bạn thấy gà thải ra phân lỏng hơn thường ngày, phân xanh hoặc thậm chí đi phân ra máu,… tất cả đều cho thấy gà đang mắc phải bệnh.
Dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè trong hơi thở
Dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè trong hơi thở

Nguyên nhân dẫn đến chứng gà bị khò khè

Để có thể chẩn đoán được chính xác bệnh của gà thì sẽ rất đơn giản, chỉ cần bạn nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Bên dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè của gà phổ biến nhất. Cụ thể như sau:

  • Gà bị cảm lạnh: Gà là một trong số những loài vật nuôi có yêu cầu khá cao về mặt nhiệt độ môi trường. Đối với môi trường có sự biến đổi đột ngột về khí hậu, gà chưa kịp làm quen thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng gà bị cảm lạnh. Mà dấu hiệu nhận biết cảm lạnh chính xác nhất chính là dựa vào hơi thở của gà. Lúc này, gà sẽ có dấu hiệu bị khò khè và có thể dẫn đến tình trạng gà bị sổ mũi.
  • Gà bị hen: Tương tự như con người, gà cũng sẽ có thể mang gen di truyền dẫn đến bệnh Hen, gây nên tiếng khò khè khi thở. Khi gà gặp phải triệu chứng này, nếu như không chữa trị ngay mà để lâu ngày thì sẽ rất khó để có thể chữa trị.
  • Gà có thể chất yếu: Một số con gà ngay từ khi sinh nở ra đã mang trong mình một thể chất yếu bẩm sinh. Hoặc cũng có thể là do di truyền từ đời trước đó nữa. Tuy nhiên, khi bạn nuôi gà thì yếu tố này anh em ít khi để ý tới. Nhưng đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị khò khè.
  • Môi trường sống ẩm thấp: Môi trường nuôi gà cũng cực kỳ quan trọng, nếu như nuôi trong một môi trường ẩm thấp, dơ bẩn thì gà sẽ rất dễ bị mắc phải những căn bệnh về tiêu hóa, hô hấp mà đặc biệt là triệu chứng khò khè trong hơi thở.
  • Vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium gây ra: Đây chính là một trong số những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao cho gà. Cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Thông thường, vi khuẩn sẽ có thể lây trực tiếp theo đường không khí, hoặc cũng có thể di truyền từ thế hệ mẹ sang trứng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè của gà
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè của gà

Xem thêm: KIẾN THỨC NUÔI GÀ

Một số biện pháp dân gian chữa bệnh gà bị khò khè

Cách trị triệu chứng gà bị khò khè trong dân gian đã được nhiều người dân nhiều đời nay sử dụng hiệu quả. Sau đó, các phương thuốc này được truyền lại cho đến thời nay. Hiệu quả của những biện pháp này cực hay, đã được nhiều người áp dụng và kiểm chứng. Anh em có thể cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về các phương thuốc dân gian như sau:

  • Sử dụng gừng: Trong nước uống thường ngày của gà, bạn có thể cho thêm một vài nhánh gừng đã được đập dập hoặc giã nhỏ ra. Sau đó hòa vào nước uống của gà. Gà sau khi uống từ 2 đến 3 ngày thì triệu chứng khò khè sẽ được thuyên giảm. Khuyến khích áp dụng cho 2 cử sáng và chiều mỗi ngày.
  • Sử dụng tỏi: Bạn hãy ngâm 100g tỏi trong bình chứa nước 10 lít trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó lấy nước này cho gà uống. Hoặc cũng có thể trộn nước với thức ăn cho gà. Áp dụng thường xuyên trong vòng 3 đến 4 ngày thì triệu chứng khò khè sẽ thuyên giảm đi rất nhiều.
  • Sử dụng lá trầu không: Anh em hãy giã nát lá trầu không kết hợp với một ít muối ăn, sau đó vắt lấy nước cốt. Nước cốt này hãy nhỏ vào mỏ gà để gà uống từ 3 đến 5 giọt. Mỗi ngày 2 cử sáng chiều. Phương pháp này mang lại hiệu quả cực kỳ cao.

Các chữa trị dấu hiệu gà bị khò khè theo phương pháp dân gian này thường được sử dụng cho gà cảnh hoặc gà chọi. Còn đối với các triệu chứng ở gà nuôi công nghiệp thì bạn không nên áp dụng. Bởi vì đây đều là phương thuốc thủ công, áp dụng với số lượng ít thì được. Nếu như nuôi thịt, thì bạn hãy điều trị bằng thuốc tây hoặc các phương pháp tiện lợi khác.

Phương pháp điều trị dân gian cho triệu chứng gà bị khò khè
Phương pháp điều trị dân gian cho triệu chứng gà bị khò khè

Xem thêm: Cách Điều Trị Gà Bị Sốt

Trên đây là những thông tin mà trang web https://tongga88.art/ giải đáp cho anh em về nguyên nhân và cách chữa bệnh gà bị khò khè. Mong rằng, từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ hơn và chữa trị thành công cho gà của mình nhé. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *