Cách Nuôi Gà Bị Suy Nhanh Hồi Phục Và Những Điều Cần Biết
Gà bị suy thường không thể sinh hoạt và phát triển như bình thường. Biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất đó là vóc dáng gầy gò, ốm yếu một cách rõ rệt. Nếu không được phát hiện sớm thì thị trường mất đi một con chiến kê dũng mãnh. Một khi phát hiện sớm và áp dụng cách nuôi gà bị suy dưới đây chắc chắn sẽ giúp gà hồi phục nhanh chóng.
Gà bị suy là gì?
Trước khi tìm hiểu cách nuôi gà bị suy bạn cần biết gà bị suy là bệnh gì? Gà bị suy là gà bị ốm yếu, gầy gò, con thì bỏ ăn con thì ăn nhưng không lớn.
Nguyên nhân khiến gà bị ốm có thể là do chế độ dinh dưỡng không đầy đ, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh hoặc anh em sư kê cho luyện tập không đúng cách làm thể trạng gà bị suy nhược. Cụ thể như:
- Chuồng trại ô nhiễm, không vệ sinh thường xuyên là điều kiện thuận lợi cho các loại virus tích tụ.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến gà gầy yếu, suy dinh dưỡng.
- Gà chọi còn non nhưng đã Vần gà và om bóp quá tay hoặc phải tập luyện khắc nghiệt.
- Tham gia nhiều trận chiến khiến sức khỏe bị suy kiệt.
Cách nuôi gà bị suy nhanh hồi phục
Như đã nói ở trên, việc gà bị suy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như om bóp gà quá sớm, chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi không phù hợp. Để giúp gà hồi phục thể lực nhanh chóng, anh em sư kê cần áp dụng cách nuôi gà suy dưới đây:
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý và chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi là điều kiện tiên quyết giúp gà chọi tăng cân, hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên không phải cứ cho ăn nhiều là gà nhanh hồi phục, việc cho gà ăn đúng lúc đúng loại thức ăn mới đảm bảo giúp gà có một thể lực tốt.
Đặc biệt chế độ ăn của gà bị suy cần phải đa dạng, cân đối giữa thóc ngâm, rau củ quả và mồi. Với mỗi độ tuổi của gà khác nhau thì khẩu phần ăn cũng khác nhau.
Việc không bổ sung đúng và đủ chất dinh dưỡng còn thiếu cũng là nguyên nhân khiến quá trình chăm sóc gà suy hồi phục không thành công hoặc đạt hiệu quả không cao. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho gà chọi có thể lực tốt như sau:
- Nếu gà gầy gò thiếu chất thì ngoài ăn thóc, anh em nên cho ăn thêm cám công nghiệp.
- Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu protein, rau xanh vào khẩu phần ăn.
- Cho gà ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng nhưng mỗi lần ăn với hàm lượng vừa phải và cho ăn thành nhiều bữa. Tránh việc cho ăn quá nhiều khiến gà khó tiêu vì hầu hết những con gà bị suy đều có đường tiêu hóa kém.
- Nếu gà không ăn, ăn không tiêu nên cho uống men tiêu hóa.
- Cải tạo môi trường sống
- Vệ sinh chuồng trại nuôi sạch sẽ, thay chất độn chuồng thường xuyên để loại bỏ các loại mầm mống bệnh gây hại cho gà.
Bổ sung thuốc bổ cho gà
Kèm theo tiêm thuốc Catosal ngày 3 lần và mỗi lần 1cc. Kết hợp thuốc uống thuốc Boganic và thuốc Enervon C ngày một lần 1 viên.
Chế độ tập luyện
Khi gà có dấu hiệu hồi phục anh em có thể thực hiện cho tập làm quen với các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Đồng thời gà vận động nhiều thì tốc độ tiêu hóa cũng tăng cao hơn. Tuyệt đối không để gà tập luyện quá sức vì việc dồn sức sẽ khiến gà bị đuối sức, khó hồi phục hơn.
Lưu ý quan trọng trong cách nuôi gà bị suy bạn cần biết
Xem Thêm: Cách Ngâm Rượu Nghệ Cho Gà Chọi
- Nếu thấy gà chọi ăn nhiều mà vẫn gầy ốm thì cần phải thay đổi khẩu phần ăn đa dạng hơn. Kết hợp tăng số bữa ăn và thuốc kích thích tiêu hóa để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Trường hợp gà không ăn, ăn kém thì nên bổ sung chất dinh dưỡng vào thức ăn. Lúc này khẩu phần ăn nên cho nhiều thóc, tăng rau xanh và giảm lượng mồi đảm bảo tình trạng suy sẽ được cải thiện.
- Nguyên nhân hàng đầu khiến gà bị suy là do vệ sinh chuồng trại không đảm bảo. Vì thế, hãy chăm chỉ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ thường xuyên. Nếu được nên thả gà chạy nhảy tự do để kiếm mồi và vận động cơ thể giúp tăng khả năng tiêu hóa và khỏe mạnh hơn.
- Gà bị suy nên sức đề kháng rất yêu, anh em cần chuẩn bị chỗ ngủ ấm áp, kín gió để gà không bị bệnh ghép sẽ càng khó chữa trị.
- Khi thấy gà có dấu hiệu khỏe mạnh hơn, bạn nên tăng khẩu phần ăn. Kết hợp chế độ nghỉ ngơi và luyện tập nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng. Chú ý, gà được 9 tháng tuổi trở lên mới áp dụng các bài nên vần, óp gà. Nếu áp dụng các bài vần op với gà dưới 7 tháng làm cơ thể gà xổ sớm, nặng thì bị vỡ cơ,…
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên của https://tongga88.art/ có thể giúp anh em nắm được cách nuôi gà bị suy. Khi gà bị suy ốm cơ thể rất yếu nên rất cần có chế độ chăm sóc bài bản. Hãy áp dụng các kỹ thuật chăm sóc gà suy ở trên đê để gà nhanh chóng lấy lại phong độ nhé.